Ở phần 01, chắc hẳn Quý doanh nghiệp đã hiểu được các ưu điểm và lợi ích của AWS so với mô hình truyền thống On Premise. Ở phần 2 này, Sunny Cloud sẽ tiếp tục chia sẻ những kiến thức cơ bản và lợi ích của việc chuyển đổi sang AWS qua 4 điểm cơ bản.
(1) Rút ngắn thời gian đưa vào sử dụng
Với mô hình máy chủ truyền thống On Premise, doanh nghiệp cần tự mua các thiết bị phần cứng, có thể sẽ mất vài tuần cho tới khi mua sắm hoặc chuyển phát đủ các thiết bị cần thiết. Sau đó cần thiết lập trung tâm dữ liệu, network, hệ điều hành, các phần mềm trung gian (Middleware) nên thường tốn rất nhiều thời gian và sức lực để đưa một server truyền thống đi vào sử dụng.
Trong thời buổi hiện nay, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là một yếu tố không thể thiếu được khi doanh nghiệp muốn triển khai dịch vụ mới. Tuy nhiên, nếu như tiêu tốn quá nhiều thời gian vào việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh quý giá ở những thời điểm vàng. Giải quyết vấn đề này, chỉ với một vài thao tác đơn giản trên màn hình quản lý thông qua kết nối Internet, doanh nghiệp đã có thể khởi tạo được cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trên AWS chỉ trong ít phút. Nhanh chóng – kịp thời, để không một cơ hội kinh doanh hay thời điểm vàng nào bị bỏ lỡ.
(2) Linh hoạt nguồn tài nguyên
Ở mô hình On Premise, khi lên kế hoạch xây dựng hệ thống server của riêng mình doanh nghiệp cần giả định số lượng người dùng, lưu lượng data, số lượng các xử lý, số lượng truy cập đỉnh,… để chuẩn bị tài nguyên phù hợp với yêu cầu của hệ thống. Tuy nhiên, trong thời điểm lượng truy cập không đạt đỉnh nhiều tài nguyên dư thừa không được sử dụng tới bị lãng phí. Ngược lại, nếu thực tế sử dụng tiêu tốn tài nguyên hơn so với dự tính và không đủ để xử lý lượng truy cập vào hệ thống, doanh nghiệp cần thời gian để bổ sung thêm tài nguyên như tăng thêm phần cứng,… Trong những thời điểm như thế này, doanh nghiệp có khả năng để vuột mất cơ hội kinh doanh và lợi nhuận.
Với mô hình mới của mình, AWS giải quyết cho doanh nghiệp vấn đề về sự linh hoạt của nguồn tài nguyên. Chỉ bằng vài thao tác ở màn hình quản lý, doanh nghiệp có thể chuẩn bị tài nguyên cần thiết để vận hành hệ thống vào thời điểm cần thiết, hay cắt giảm tài nguyên dư thừa khi không cần sử dụng tới. AWS cũng có thể tự động gia tăng thêm tài nguyên để đáp ứng được lượng truy cập lớn vào hệ thống khi doanh nghiệp đang chạy các chiến dịch kinh doanh. Nhờ vào tính linh hoạt của AWS, doanh nghiệp có thể quản lý tài nguyên đồng thời với triển khai công việc kinh doanh một cách thuận lợi.
(3) Nâng cao hiệu quả và giảm thiểu lệ thuộc vào cá nhân
AWS cung cấp công cụ phát triển trên nền tảng thực hành DevOps. DevOps là một phương thức phát triển chú trọng đẩy nhanh tốc độ phát triển ứng dụng bằng việc tự động hóa các quy trình từ test (kiểm thử), deploy (triển khai) tới release (ra mắt) sản phẩm. Nếu thực hiện những tác vụ này bằng tay sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và sức lực.
Tuy nhiên, AWS đã tự động hóa các tác vụ kể trên thành một trình tự được chuẩn hóa, nên việc phát triển ứng dụng sẽ đạt được hiệu quả tối ưu. Ngoài ra, việc tự động hóa cũng cho phép quy trình làm việc loại bỏ đi sự lệ thuộc vào bất cứ cá nhân nào với những lý do như: không có người đó thì không thể làm được việc này,…
(4) Giảm tải cho vận hành và phát triển
AWS đang triển khai dịch vụ không máy chủ “Serverless”. Serverless là phương thức phát triển ứng dụng không cần sử dụng các máy chủ ảo Amazon EC2, thay vào đó sử dụng các dịch vụ hỗ trợ khác như Amazon S3, Amazon Lambda, DynamoDB,..
Thông thường máy chủ server là yếu tố không thể thiếu được khi vận hành hệ thống, và máy chủ cần luôn luôn hoạt động. Tuy nhiên, AWS đã chuẩn bị sẵn những dịch vụ serverless khác nhau. Bằng việc sử dụng những dịch vụ này, các kỹ sư và lập trình viên có thể xây dựng kiến trúc hệ thống một cách đơn giản, chưa kể tới việc cắt giảm được chi phí vận hành và bảo trì khi không sử dụng máy chủ.
𝑇ℎ𝑎𝑚 𝑘ℎ𝑎̉𝑜:
Trả lời